Thời gian là một đại lượng quen thuộc luôn theo sát mỗi chúng ta trong cuộc sống hằng ngày. Mỗi ngày chúng ta ai cũng được trải qua khoảng thời gian như nhau, chỉ là trong cùng khoảng thời gian đó mỗi chúng ta sẽ làm được việc gì, học hỏi được điều gì, mỗi một cá nhân chúng ta đã sử dụng vốn thời gian đó ra sao. Bảng đơn vị đo thời gian vừa là một quy luật chung để nhân loại trên toàn cầu có thể thống nhất về những mốc thời gian mà nó còn giúp cho mỗi chúng ta có thể áp dụng để biết cách sắp xếp và sử dụng thời gian một cách hợp lý, khoa học nhất.
Vậy thời gian là gì? Làm thế nào để quy đổi bảng đơn vị đo thời gian, làm thế nào để cộng số đo thời gian. Bài viết này chúng tôi sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về bảng đơn vị đo thời gian!
Thời gian là gì?
Thời gian là là thứ để diễn tả trình tự xảy ra của các sự việc, sự kiện, hay những biến cố và khoảng kéo dài của chúng. Thời gian được xác định bằng những số lượng, các chuyển động, hành động của các đối tượng có tính lặp lại, thường là một thời gian ngắn hay dài cùng một sự kiện nào đó.
Khó để có những định nghĩa chính xác tuyệt đối về thời gian. Có thể nói thời gian là thuộc tính vận động và cần được gắn với vật chất, vật thể. Giả sử, nếu như tất cả các vật trên vũ trụ đều đứng im thời khái niệm về thời gian sẽ trở thành vô nghĩa. Các sự vật luôn chuyển động song hành cùng nhau, sẽ có những chuyển động còn có tính lặp lại và cũng có những chuyển động rất khó để xác định.
Thời gian chỉ có duy nhất một chiều là từ quá khứ đến hiện tại và tương lai. Thời gian chính là một đại lượng mang tính vĩ mô và luôn luôn gắn với tất cả mọi thứ không trừ một vật nào.
Đơn vị đo thời gian là gì?
Đơn vị đo thời gian chính là đại lượng dùng để đo, tính toán trong vô số lĩnh vực khoa học đời sống khác nhau. Thời gian là khái niệm vật lý chỉ trình tự diễn ra của các sự kiện và đo lường sự kiện xảy ra trước hoặc sau sự kiện khác.
Theo hệ đo lường quốc tế cơ bản, đơn vị thời gian là giây. Từ đó, các đơn vị lớn hơn lần lượt là phút, giờ, ngày được tính dựa theo đó. Các đơn vị thứ cấp này được gọi là đơn vị không SI do chúng không được sử dụng trong hệ thống thập niên. Tuy nhiên, nó cũng được chấp nhận chính thức trong hệ đo lường quốc tế.
Trong khoa học thời gian là việc được tính liên tục đơn vị giây dựa vào đồng hồ nguyên tử trên toàn thế giới hay còn gọi là thời gian nguyên tử quốc tế. Giờ phối hợp quốc tế UTC là giờ chuẩn được phép sử dụng trên khắp thế giới. Giờ GMT chỉ là một giờ chuẩn cũ được tính từ năm 2847 sử dụng kính thiên văn thay vì đồng hồ nguyên tử.
Trong chương trình giáo dục phổ thông tại Việt Nam, những kiến thức về đơn vị đo thời gian đang được cập nhật trong chương trình toán tiểu học phổ cập đến các em học sinh từ rất sớm và thông qua các đơn vị đo thời gian, các em được bày dạy, cung cấp những kiến thức về mối quan hệ giữa đơn vị thời gian với nhau.
Bảng đơn vị thời gian trong tiếng Anh
Giống như tiếng Việt, trong tiếng Anh cũng sẽ có các từ chỉ thời gian như sau:
- Century: Có nghĩa là thế kỷ
- Decade: Có nghĩa là thập kỷ
- Year: Có nghĩa là năm
- Month: Có nghĩa là tháng
- Week: Có nghĩa là tuần hoặc tuần lễ
- Day: Có nghĩa là ngày
- Hour: Có nghĩa là giờ, tiếng (đồng hồ)
- Minute: Có nghĩa là phút
- Second: Có nghĩa là giây
Bảng đơn vị đo thời gian
Bảng đơn vị đo thời gian | |
1 thế kỉ = 100 năm
1 năm = 12 tháng 1 năm thường = 365 ngày 1 năm nhuận = 366 ngày Cứ 4 năm có 1 năm nhuận |
1 tuần = 7 ngày
1 ngày = 24 giờ 1 giờ = 60 phút 1 phút = 60 giây 1 giây = 1000 mili giây |
4. Thứ tự về đơn vị đo thời gian
– Thiên niên kỷ
– Thế kỷ
– Thập kỷ
– Năm
– Tháng
– Ngày
– Giờ
– Phút
– Giây
– Mili giây
5. Cách đổi đơn vị đo thời gian.
– 1 Thiên niên kỷ = 10 thế kỷ =1000 năm
Ví dụ: 2 thiên niên kỷ = 2000 năm
– 1 Thế kỷ = 100 năm
Ví dụ: 3 thế kỷ = 300 năm
– 1 Thập kỷ = 10 năm
Ví dụ: 2 thập kỷ = 20 năm
– 1 Năm = 12 tháng
1 Năm = 365 ngày hoặc 366 ngày đối với năm nhuận
Ví dụ: 5 năm = 5 x 12 = 60 tháng
– 1 Tháng = 31/30/28/29 ngày
Có 7 tháng 31 ngày bao gồm: tháng 1, tháng 3, tháng 5, tháng 7, tháng 8, tháng 10 và tháng 12. Có 4 tháng 30 ngày là tháng 4, tháng 6, tháng 9 và tháng 11. Tháng 2 sẽ có 28 ngày, tuy nhiên nếu năm nhuận sẽ có 29 ngày.
– 1 Ngày = 24 giờ
Ví dụ 10 ngày = 10 x 24 = 240 giờ.
– 1 Giờ = 60 phút
Ví dụ: 24 giờ = 24 x 60 = 1440 phút = 1 ngày
– 1 Phút = 60 giây
Ví dụ: 60 phút = 60 x 60 = 3600 giây = 1 giờ
– 1 Giây = 1000 mili giây
Ví dụ: 10 giây = 10000 mili giây
Kết bài
Trên đây là chia sẻ của chúng tôi về vấn đề liên quan đến bảng đơn vị đo thời gian và cách quy đổi đơn vị đo thời gian. Hy vọng bài viết đã đem lại những kiến thức hữu ích, những câu giải đáp nhanh nhất để đáp ứng nhu cầu học tập và làm việc mỗi ngày.