Home / Thủ thuật / Ram là gì? Ram là bộ bộ phận nào, là bộ nhớ trong hay ngoài

Ram là gì? Ram là bộ bộ phận nào, là bộ nhớ trong hay ngoài

Ram là bộ phận quan trọng trên mỗi chiếc máy tính. Khi tìm hiểu về thông số kỹ thuật của một chiếc điện thoại thông minh hay bất kỳ một dòng máy tính nào. Tuy nhiều nhiều người vẫn đang thắc mắc rằng ram là bộ nhớ gì hay ram là bộ nhớ trong hay ngoài. Bài viết này chúng ta sẽ tìm hiểu chi tiết hơn về Ram máy tính.

Bộ nhớ trong, bộ nhớ ngoài là gì?

Trước khi tìm hiểu chi tiết về Ram, chúng ta cần nắm rõ khái niệm về bộ nhớ trong và bộ nhớ ngoài.

Bộ nhớ trong có tiếng Anh là Internal Memory, dùng để chỉ các loại bộ nhớ đã được lắp đặt sẵn và sử dụng trong các thiết bị như máy tính, máy tính bảng, điện thoại. Gồm có 2 loại bộ nhớ trong phổ biến đó là: bộ nhớ chính (RAM, ROM) và bộ nhớ đệm (Cache).

Bộ nhớ ngoài là bộ nhớ thứ cấp hay còn gọi là ổ cứng gắn ngoài. Đây được xem là một thiết bị lưu trữ riêng biệt như ổ đĩa cứng, ổ đĩa DVD, CD. Người dùng có thể tháo rời bộ nhớ ngoài nếu cần sử dụng cho máy tính khác. Nhìn chung, bộ nhớ ngoài thường có các công dụng như lưu trữ dữ liệu, chia sẻ gánh nặng cho bộ nhớ trong. 

Ram là gì?

Ram là từ viết tắt của cụm từ Random Access Memory, là bộ nhớ truy xuất ngẫu nhiên. Bộ nhớ Ram thường được dùng trong các ứng dụng, hệ điều hành, có tác dụng lưu trữ dữ liệu tạm thời, giúp việc truy xuất dữ liệu một cách nhanh hơn khi sử dụng.

bộ nhớ ram là gì

Ram là bộ nhớ trong hay ngoài?

Ram chính là bộ nhớ trong, đây là bộ nhớ quan trọng của bất kỳ chiếc máy tính nào, được sử dụng với mục đích lưu trữ các chương trình, phục vụ quá trong quá trình xử lý dữ liệu của CPU. Ram càng lớn thì hiệu suất càng cao.

Dữ liệu lưu trữ trên ram được lưu trữ ở mỗi bộ nhớ với mỗi địa chỉ khác nhau và thời gian để đọc, ghi dữ liệu ở một bộ nhớ sẽ có tốc độ ngang nhau.

Cấu tạo của Ram (bộ nhớ trong)

Cấu tạo của Ram (bộ nhớ trong) gồm có 5 bộ phận chính đó là: Bo mạch, vi xử lý, ngân hàng bộ nhớ, chip SPD, bộ đếm. Cụ thể như sau:

Bo mạch: Đây là bảng mạch bao gồm tất cả các thành phần của Ram, chúng được kết nối giữa các thành phần bộ nhớ và máy tính thông qua hệ thống mạch bán dẫn silicon.

Vi xử lý: Không giống như những DRAM thông thường, các hoạt động bộ nhớ của SDRAM được đồng bộ hóa với vi xử lý để đơn giản hóa giao diện điều kiện, đồng thời loại bỏ việc tạo tín hiệu không cần thiết.

Ngân hàng bộ nhớ: Như chúng ta đã biết về Ram, sản phẩm này bao gồm ngân hàng bộ nhớ, gồm những thành phần các mô-đun lưu trữ dữ liệu. Trong SDRAM luôn có ít nhất hai hoặc nhiều ngân hàng bộ nhớ, cho phép một trong số đó có thể truy cập vào những nguồn ngân hàng khác.

Chip SPD: Trong SDRAM có chip SPD (serial presence detect) trên bo mạch chứa thông tin về bộ nhớ, kích thước, tốc độ và cả thời gian truy cập. Con chip này cũng cho phép máy tính của bạn truy cập thông tin khi khởi động.

Bộ đếm: Bộ đếm trên chip sẽ theo dõi các địa chỉ cột để có thể cho phép truy cập cụm tốc độ cao. Nó sử dụng cùng lúc hai loại cụm là tuần tự và xen kẽ.

Cơ chế hoạt động của Ram

Ngoài việc định nghĩa về Ram và cấu tạo của Ram, chúng ta sẽ tìm hiểu thêm về cơ chế hoạt động của RAM (bộ nhớ trong) trên máy tính.

Trong máy tính cũng như điện thoại, bộ nhớ Ram được dùng để phối hợp với bộ nhớ máy tính điều khiển, truy cập, đồng thời sử dụng dữ liệu.

Cơ chế hoạt động của Ram máy tính

Lúc này CPU sẽ chuyển dữ liệu từ ổ đĩa vào Ram để có thể lưu trữ tạm thời, các vùng nhớ đã chiếm chỗ trên Ram cũng được trả lại khi người dùng tắt ứng dụng hoặc khi tắt máy.

Tuy nhiên Ram không thể lưu trữ được dữ liệu nếu mất nguồn điện, trường hợp thiết bị bị mất nguồn điện và tắt máy thì dữ liệu trên ram cũng sẽ bị xóa mất.

Phân loại ram

Gồm có 2 loại ram chính đó là: Sram(Static Ram): Ram tĩnh và DRAM(Dynamic): Ram động.

  • SRAM chính là nơi lưu trữ dữ liệu để có thể khởi động laptop, SRAM sẽ không bị mất nội dung sau khi được nạp
  • DRAM cũng tương tự như SRAM, nhưng dữ liệu của RAM sẽ bị  mất đi và cần được nạp lại dữ liệu theo từng chu kỳ.

Các loại ram máy tính được sử dụng phổ biến đáng kể đến hiện nay như: DDR3 SDRAM, DDR4 SDRAM, DDR3L,…

Tạm kết

Trên đây là chia sẻ của chúng tôi về Ram là gì, Ram là bộ phận nào? Với những khái niệm về Ram (bộ nhớ trong) của máy tính, hy vọng bài viết có thể bổ sung thêm những kiến thức công nghệ hữu ích dành cho bạn đọc!

About admin