Máy tính là công cụ gần gũi và cần thiết trong đời sống hiện nay, tuy nhiên mạng máy tính lại là một môi trường mở, vì vậy những thông tin được đưa lên Internet hoặc nhận về Internet cũng có thể sẽ bị lộ bởi những đối tượng xấu. Một trong những phương án đặt ra cho vấn đề bảo mật dữ liệu đó chính là mã hóa thông tin.
Vậy mã hóa thông tin là gì, vì sao phải mã hóa thông tin trong máy tính. hãy cùng tìm hiểu kỹ hơn về khái niệm mã hóa thông tin!
Mã hóa thông tin là gì?
Trước khi tìm hiểu xem mã hóa thông tin là quá trình như thế nào, chúng ta cần hiểu mã hóa là gì? Trong ngành mật mã học thì mã hóa chính là quá trình dùng để chuyển đổi thông tin từ dạng này qua dạng khác để ngăn chặn những người không phận sự không thể tiếp cận nguồn thông tin nào đó.
Bản thân việc mã hóa cũng không thể ngăn chặn việc thông tin bị đánh cắp, tuy nhiên thông tin đó khi được lấy về cũng không có tác dụng, tức không dùng được, không đọc được và cũng không hiểu được, vì nó đã bị làm biến dạng một cách khó hiểu.
Vậy mã hóa thông tin trong máy tính là gì?
Với những lời giải thích ở phía trên, chúng ta có thể hiểu một cách đơn giản rằng mã hóa là một phương pháp nhằm bảo vệ thông tin cá nhân bằng việc chuyển đổi thông tin từ dạng có thể đọc và hiểu được một cách bình thường thành một dạng thông tin không thể hiểu được như cách thông thường. Có nghĩa là chỉ có người có quyền truy cập vào mật khẩu hay khóa giải mã thì mới có thể đọc được nó.
Tính năng này có thể giúp bạn bảo vệ nguồn thông tin được tốt hơn, đảm bảo an toàn trong việc truyền tải dữ liệu trên mạng Internet. Một dữ liệu khi đã mã hóa thành công thường được gọi là ciphertext, đối với dữ liệu không được mã hóa thì sẽ gọi là plaintext.
Mã hóa thông tin trong máy tính
Để máy tính của bạn có thể xử lý được, thông tin cần phải được biến đổi thành dãy bit. Cách biến đổi đó người ta gọi là mã hóa thông tin.
Để mã hóa văn bản dùng mã ASCII (8 bit) gồm có 256 ký tự được đánh số thứ tự từ 0 – 255, số hiệu này được gọi là mã ASCII thập phân của ký tự.
Bộ mã Unicode (16 bit) có thể mã hóa 65536 ký tự khác nhau, cho phép thể hiện trong máy tính dạng máy tính văn bản của tất cả các ngôn ngữ có trên thế giới.
Vì sao phải mã hóa thông tin
Vì sao việc mã hóa thông tin lại được cho là đặc biệt quan trong? Trong thời đại công nghệ số ngày càng phát triển mạnh mẽ như hiện nay, việc mã hóa các thông tin, dữ liệu nhằm đảm bảo tính an toàn cho thông tin là vô cùng quan trọng. Đặc biệt với những giao dịch điện tử thì mã hóa đóng vai trò vô cùng quan trọng, nó có thể đảm bảo bí mật toàn vẹn về thông tin của người dùng trong khi thông tin được đưa vào mạng Internet. Mã hóa cũng chính là nền tảng kỹ thuật chữ ký điện tử và hệ thống PKI.
Các loại mã hóa thông tin
Hiện tại có đến 4 loại mã hóa thông tin cơ bản, dưới đây là các biện pháp mã hóa thông tin được sử dụng phổ biến nhất.
Mã hóa dạng cổ điển
Đây là cách mã hóa đơn giản nhất, được tồn tại lâu nhất trên toàn cầu và không cần tới bảo mật để mở. Chỉ cần người gửi và người nhận đều hiểu và biết về thuật toán này là sẽ giải được. Tuy nhiên, giải pháp này không được cho là đảm bảo an toàn, bởi nếu như có một người thứ 3 biết được thuật toán đó thì xem như thông tin đó khó có thể bảo mật.
Mã hóa dạng 1 chiều
Đây là phương pháp mã hóa những thứ không cần dịch lại nguyên bản gốc. Chẳng hạn, khi bạn đăng nhập vào một địa chỉ email thì mật khẩu mà bạn nhập vào sẽ tự chuyển hóa thành một chuỗi dài các kí tự bằng một thứ gọi là hash, tạm dịch là hàm băm. Để tăng cao tính bảo mật, chuỗi dài này sẽ được lưu trong cơ sở dữ liệu mật khẩu thô của bạn.
Mã hóa dạng đối xứng (symmetric key encryption)
Đây là biện pháp bảo mật có sử dụng khóa. Khóa này được gọi là “key”, nó chính là mấu chốt cực kỳ quan trọng để thuật toán có thể nhìn vào để biết đường mã hóa và giải mã các dữ liệu. Bạn có thể hình dung nó giống như cổng nhà bạn vậy, nếu bạn có chìa khóa thì bạn mới có thể đi vào trong, còn nếu không có chìa khóa thì bạn cũng có thể phá cửa hoặc kêu thợ sửa khóa xử lý được, nhưng chắc chắn sẽ tốn nhiều thời gian và công sức hơn.
Mã hóa dạng bất đối xứng (public key encryption)
Nếu như khóa mã khóa và khóa giải mã đều giống nhau thì đối với phương pháp bất đối xử mà chúng ta đang nói, 2 khóa lại hoàn toàn khác nhau. Để phân biệt được giữa 2 từ khóa, người ta thường gọi khóa mã hóa là public key còn khóa giải mã gọi là private key.
Xem thêm:
- Hệ điều hành là gì? Các hệ điều hành phổ biến hiện nay
- RAM là gì? Phân biệt các loại RAM máy tính phổ biến hiện nay
Tạm kết
Trên đây là chia sẻ của chúng tôi về mã hóa thông tin là gì, mã hóa thông tin là quá trình gì? Hy vọng bài viết có thể bổ sung những kiến thức công nghệ hữu ích dành cho bạn đọc.